Bạn hãy đăng nhập trước khi vào diễn đàn ;))
Bạn hãy đăng nhập trước khi vào diễn đàn ;))
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Top 10 Start
10 Bài gửi mới người gửi thời gian
11111111111111111 Tue Dec 13, 2011 9:58 am
Tin Cuc Sock ( Hot Hot Hot) Mon Sep 06, 2010 3:38 pm
1234 Sun Sep 05, 2010 7:12 pm
ghét anh nhưng vẫn yêu anh Sun Aug 22, 2010 6:40 pm
Ảnh của lớp này Sun Aug 22, 2010 6:38 pm
nhỏ Thu Aug 19, 2010 12:35 pm
Rắc rối của con trai - Ôi, hoàng tử bé Tue Aug 17, 2010 2:48 pm
Bản tuyên ngôn tình yêu Tue Aug 17, 2010 1:53 pm
Tên V.I.P của bạn là j` Sat Aug 14, 2010 2:25 pm
con gai Tue Aug 10, 2010 6:43 pm

Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

minhhuan94
minhhuan94
[-‘๑’-Mod-‘๑’-]
[-‘๑’-Mod-‘๑’-]
Age : 29 Registration date : 19/10/2008 Tổng số bài gửi : 7 Đến từ : An giang


Bài gửiTiêu đề: Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con I_icon_minitimeSun Oct 26, 2008 11:13 am
Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con

"Luật hôn nhân và gia đình mới dừng ở ngưỡng cửa gia đình, chứ chưa vào được bên trong. Chúng ta vẫn quan niệm đó là việc của gia đình, để gia đình tự lo. Thế nên, những hình thức xử phạt cho dù là nhẹ, nhưng có làm được đâu", Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Lương Phan Cừ trao đổi với VnExpress.net.
- Cũng là người cha, người ông, khi xem các bài báo phản ánh tình trạng cha mẹ ngược đãi con cái, cảm nhận của ông như thế nào?

- Tôi hết sức bức xúc với những bậc cha mẹ ấy. Là bố mẹ mà không có trách nhiệm với con, gây tổn hại đến con. Trẻ em như tờ giấy trắng, có thể trong quá trình phát triển, tâm sinh lý thay đổi và phạm lỗi, nhưng không thể giáo dục bằng bạo lực. Đối với trẻ, tình thương của bố mẹ, ông bà rất quan trọng, nó nuôi dưỡng để các em trở thành người có ích cho xã hội.
Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con Ongcu1
Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Lương Phan Cừ. Ảnh: Hồng Khánh.

Về pháp luật, chúng ta không chấp nhận chuyện ngược đãi con. Vụ nào thấy đủ cơ sở thì đưa ra pháp luật xử lý. Trường hợp chưa đến mức độ xử lý hình sự hay hành chính thì phải nhắc nhở. Luật phòng chống bạo lực gia đình có rất nhiều biện pháp, trong đó có giáo dục tại cộng đồng.

- Theo ông, lý do nào khiến những người làm cha, làm mẹ lại ngược đãi con đẻ của mình?

- Đứng ở góc độ xã hội, chúng ta cần nghiên cứu rất căn bản để lý giải hiện tượng này. Có thể ông bà, bố mẹ chịu một sức ép nào đó dẫn đến những hành vi bạo lực. Hoặc là về mặt sức khỏe, tâm thần của họ có vấn đề. Thực tế hiện nay sức ép của công nghiệp hóa, sức ép kinh tế thị trường làm cho con người bị stress và nhiều người đã không kiểm soát được hành vi của mình. Họ đổ lên đầu những người yếu thế, đó là người già, trẻ em.

Cũng có thể do giáo dục của ta chưa đến nơi đến chốn, kể cả với người lớn, trẻ em. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác như nghèo đói. Tóm lại, phải nghiên cứu kỹ lưỡng mới tìm đúng nguyên nhân và từ đó mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

- Một số ý kiến cho rằng bạo lực gia tăng là do hình thức xử lý đối với người phạm tội xâm phạm thân thể người khác còn nhẹ. Nếu tái phạm thì chỉ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Mức phạt tiền chỉ 2-5 triệu đồng. Quan điểm của ông thế nào?

- Khi xây dựng Luật phòng chống bạo lực gia đình, chúng tôi đã khảo sát, và thấy rằng tất cả đạo luật của chúng ta (Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình) mới dừng ở ngưỡng cửa gia đình, chứ chưa vào được bên trong. Chúng ta vẫn quan niệm đó là việc của gia đình, để gia đình tự lo. Thế nên, những hình thức xử phạt cho dù là nhẹ, nhưng chúng ta có làm được đâu và làm sao biết tác dụng của nó.

Vấn đề bây giờ là phải triển khai những quy định pháp luật đã có và phải làm thường xuyên. Việc này, ngoài vai trò của chính quyền, của cơ quan bảo vệ pháp luật thì các tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ phải chủ động phát hiện, đưa vấn đề ra công luận. Cả hệ thống chính trị cùng làm thì mới giải quyết vấn đề.

- Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình từng nói cần đưa ra xét xử vài vụ bạo lực trẻ em điển hình để có tính răn đe. Cá nhân ông nghĩ thế nào?

- Ai vi phạm đến mức nào thì xử lý đúng theo quy định pháp luật, vấn đề là có xử lý hay không. Thực ra xử lý hành chính, hay hình sự chỉ là biện pháp cuối cùng. Giáo dục, thuyết phục, tạo dư luận xã hội với những hành vi bạo lực thì sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn. Hiện nay ngoài việc quản lý nhà nước bằng pháp luật thì trong cộng đồng, gia đình, dòng họ còn có hương ước, quy ước với nhau.

- Với hàng loạt vụ bạo hành con ruột, Ủy ban Các vấn đề xã hội có tính đến việc đưa nội dung này vào chương trình giám sát năm 2009?

- Ủy ban Các vấn đề xã hội đang giám sát việc tổ chức thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình, trong đó có những vấn đề của gia đình. Hiện chưa có đánh giá, bởi Luật mới có hiệu lực, cần có thời gian để địa phương triển khai. Tuy nhiên, nếu phát hiện vấn đề bất cập, chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ để tổ chức thực hiện cho tốt.

- Với trường cụ thể của cháu Nguyễn Thị Hảo (Bình Phước) bị mẹ ruột cắt gân chân, hay em Bùi Thị Anh (Bình Dương) bị cha mẹ đánh đập, bỏ đói, Ủy ban Các vấn đề xã hội có những hành động can thiệp gì?

- Có trường hợp cụ thể, như một cô giáo ở Hà Tĩnh bị bạo hành, chúng tôi đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc và người ta trả lời ngay. Nhưng nhìn chung, với trường hợp cụ thể thì chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý. Quốc hội không bỏ qua, nhưng quan trọng nhất là phải nhìn nhận tại sao lại có những hiện tượng ấy, tại pháp luật hay các tổ chức xã hội, hay tại vấn đề kinh tế, từ đó có biện pháp giải quyết vấn đề một cách tổng thể.
Hồng Khánh thực hiện
Nguồn : VNEXPRESS
Xem xét xử lý hình sự cha mẹ ngược đãi con Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: 

Tin Tức

 :: 

Tin Thời Sự - Xã Hội

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất